Hàng khuyến mãi Hang khuyen mai hang thanh ly hàng thanh lý

Từ khóa hot: Thời trang Đồng hồ Thẩm mỹ Xây dựng Chăm sóc sức khỏe   |  
Tìm nâng cao

Sức khỏe của bạn

Home|Yêu thích|RSS |Tổng điểm: 79|Nhóm trưởng: hienduyen33 |Tham gia nhóm
In Chủ đề trước Tiếp theo
hienduyen33

Mỹ phẩm giả - Thảm họa làm đẹp đối với chị em [Copy địa chỉ]

Thời gian đăng: 15/3/2012 13:25:57
Số lượng mỹ phẩm chính hiệu, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đang dần bị mỹ phẩm giả, mỹ phẩm nhái giá rẻ chiếm thế “thượng phong”Đó là một thực tế đáng buồn hiện nay không chỉ ở Sài Gòn mà ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Với nhiều chiêu thức, thủ đoạn tinh vi, nhiều khách hàng đã trở thành nạn nhân không mong muốn của số mỹ phẩm kém chất lượng đó.

Mỹ phẩm giả thống trị

Sau nhiều ngày tìm hiểu và quan sát tại các tuyến đường Nguyễn Trãi, Lê Văn Sĩ, khu vực Tân Hưng (Bình Tân) và một số chợ Kim Biên, chợ Nguyễn Đình Chiểu (Q. Phú Nhuận), chợ Bà Chiểu (Q. Bình Thạnh)… thật bất ngờ trước những mặt hàng mỹ phẩm được bày bán la liệt dưới lề đường. Các mặt hàng tại các “shop” này hầu hết rất đa dạng từ son, phấn mắt, phấn má hồng, mascara, chì màu, kem dưỡng da… cho đến lăn nách, nước hoa, sơn móng tay… và đều được bán với giá rất bèo. Một số loại chì màu Trung Quốc giá chỉ 4.500 đồng - 9.000 đồng/cây. Với các loại son môi Lipice, Lip on Lip... thì chỉ cần 10.000 đồng là khách hàng đã có thể “sở hữu”. Và còn nhiều  mặt hàng phấn trang điểm được bán với giá rất mềm. Quan sát kỹ những mặt hàng này, hầu hết được đóng gói rất sơ sài, không có bao bì tiếng Việt mà in tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Anh.


                  Tại các shop “chợ trời”, son Lipice được bán với giá 10.000đồng



Theo khảo sát do Công ty Nielsen và Tổ đặc trách quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam thực hiện, 47% mỹ phẩm ở Hà Nội là giả. Đặc điểm chung của các sản phẩm này là đều rất rẻ, thậm chí được khuyến mãi tới 55%, mua 1 tặng 1... Đây là một thực trạng đã và đang gây nhức nhối, hoang mang cho người tiêu dùng.

Những người sử dụng mỹ phẩm thường xuyên ở Hà Nội chắc không thể bỏ qua những địa chỉ quen thuộc như loạt cửa hàng ở trên phố Hàng Ngang, Khâm Thiên, Bạch Mai hay chợ Đồng Xuân - những nơi từ lâu đã được xem là “thánh địa” của mỹ phẩm.

Nét chung của những địa chỉ này là lượng hàng hóa rất dồi dào và giá cả luôn rẻ hơn 20 - 40% so với sản phẩm được bày bán tại các cửa hàng, đại lý chính hãng. Không có máy soi da, không nhân viên tư vấn, chuyên gia trang điểm... nhưng các cửa hàng mỹ phẩm trên phố Hàng Ngang - Hàng Đào, Gia Ngư... vẫn tấp nập khách do đánh trúng tâm lý của đa số chị em: thích dùng mỹ phẩm “hàng hiệu” nhưng giá rẻ !

Càng là sản phẩm của các hãng nổi tiếng càng dễ bị làm giả - đó là nhận xét của chị Hằng - nhân viên cửa hàng Shiseido trên phố Lê Thái Tổ. Điều này lý giải vì sao những sản phẩm của các hãng danh tiếng trên thế giới được bày bán la liệt trong các cửa hàng, sạp chợ, thậm chí cả trên vỉa hè với giá rẻ đến mức khó tin. Một hộp phấn nền Lancome giá 90.000 đồng, son Maybeline 20.000 đồng/thỏi, kem Olay 70.000 đồng/ lọ, nước hoa Dior 120.000 đồng/lọ...


Đa số mỹ phẩm giả đều có bao bì in ấn đẹp, sắc nét, nếu chỉ nhìn bằng mắt thường khó phân biệt được đâu là hàng giả - hàng thật. Để qua mắt người tiêu dùng, nhiều sản phẩm còn được dán tem chống hàng giả của Viện Khoa học hình sự (Bộ Công An), nhưng tất cả đều là tem giả.

Nguy hiểm rình rập từng ngày

Hầu hết các loại mỹ phẩm chăm sóc da hay làm đẹp đều chứa đựng từ 15 đến 20 loại hóa chất khác nhau, trong đó có các kim loại nặng không tan, dễ tích tụ ở màng dịch tế bào (như thủy ngân, chì, kẽm, cyanua...).





Trong mascara (chải mi mắt) và chì vẽ chân mày có chất hắc ín, parabens (chất bảo quản) và sáp parasi. Trong đó, hắc ín có khả năng gây ung thư, chất parabens có thể là nguyên nhân của sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể,  ảnh hưởng đến thần kinh... Hại là vậy nhưng hầu hết các nơi sản xuất mỹ phẩm giả đều sử dụng các loại hóa chất này để tăng độ giữ lâu, giúp sản phẩm không mau trôi. Ngoài ra còn có  những chất: PEG (dùng trong kem dưỡng da, chống khô da), PG (thuốc nhuộm, khử mùi), TEA, DEA (sữa tắm, kem chống nắng, dầu gội...) có khả năng gây ảnh hưởng bất lợi đến hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu cho gan, não, thận, hệ thần kinh trung ương.

Hiện thủ đoạn phổ biến của các đối tượng chuyên hàng giả là nhập hàng bên Trung Quốc, sau đó nhập lậu đưa về Việt Nam, người bán giới thiệu là hàng tiểu ngạch, hàng xách tay từ nước ngoài về nên có giá rẻ. Chỉ một thoáng sơ sẩy là khách hàng có thể bị sập bẫy vì sự khác biệt với hàng thật là chẳng bao nhiêu

Một thủ đoạn khác là sản phẩm giả được bày lẫn hàng chính hãng, có giấy phép lưu hành “đánh lận” người tiêu dùng. Đây là cách thức tiêu thụ mỹ phẩm nhập lậu hữu hiệu hiện nay. Để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng, đối tượng chỉ để số lượng ít hàng lậu ở cửa hàng, còn lại thuê kho để chứa, khi nào hết hàng lại lấy thêm ra để tiêu thụ tiếp.

Theo quy định về quản lý mỹ phẩm mới, các tổ chức, cá nhân đưa sản phẩm mỹ phẩm ra tiêu thụ trên thị trường phải chịu trách nhiệm về an toàn cho người sử dụng. Mỹ phẩm không đạt chất lượng sẽ bị thu hồi. Người tiêu dùng có quyền được thông tin về chất lượng, có quyền khiếu nại, tố cáo và yêu cầu đơn vị kinh doanh bồi thường thiệt hại khi sử dụng hàng không bảo đảm chất lượng.

Người tiêu dùng ít có thói quen khiếu nại khi mua phải hàng giả, hàng nhái một phần là ngại va chạm và thủ tục kiện tụng phức tạp mất thời gian. Phản ứng thông thường là... ngậm đắng nuốt cay âm thầm chịu đựng. Phải chăng, đây chính là nguyên nhân khiến việc mua mỹ phẩm thật tại Việt Nam thì khó, còn mua giả thì... quá dễ!                                                                           

(afamily)



Đánh giá

Bảy Lần Ngã Xuống - Tám Lần Đứng Dậy