dinhhungpc Trên 15/8/2018 09:44:00

Tổng quan về bệnh vi bào tử trùng trên tôm

Nghề nuôi tôm trong những năm gần đây chịu thiệt hại nặng nề do bệnh vi bào tử trùng trên tôm, bệnh gây ra do chất lượng con giống kém, môi trường ô nhiễm, nhiệt độ và độ mặn tăng cao gây những thiệt hại kinh tế đáng kể cho người nuôi tôm.Tôm sú hay tôm thẻ chân trắng dễ nhiễm bệnh ?Nguyên nhân chính gây ra bệnh vi bào tử trùng là do ký sinh trùng Microsporidian – Hầu hết các loài trong giống tôm he trong đó có loài tôm thẻ chân trắng và tôm sú dễ nhiễm bệnh này. Khi tôm bị nhiễm bệnh, chúng không gây chết tôm nhưng lại khiến tôm chậm lớn do bị ký sinh trong hệ thống ống gan tụy và làm cho tôm không hấp thụ được chất dinh dưỡng.https://bacsytom.com/wp-content/uploads/2018/03/benh-tom-chet-som-2-1.jpgNguyên nhân chính gây ra bệnh vi bào tử trùng là do ký sinh trùng MicrosporidianTôm thường nhiễm bệnh vi bào tử trùng vào giai đoạn nào ?Xem thêm: các bệnh thường gặp ở tôm sú
Tôm phát nhiễm bệnh trong giai đoạn 15 – 20 ngày sau khi thả giống vào ao nuôi, đến giai đoạn 60 ngày tuổi tỷ lệ tôm mắc bệnh ngày càng tăng, sau giai đoạn 60 ngày tuổi tỷ lệ nhiễm bệnh thấp dần.Biểu hiện cụ thể bệnh vi bào tử trùng trên tôm qua dấu hiệu biến đổi màu sắc cơ thịt sang dạng trắng sữa hoặc mờ đục, khi tôm lớn dấu hiệu này dễ dàng quan sát hơn, đặc biệt ở phần lưng từ gan tụy đến phần giữa thân hoặc bị đục cơ ở phần đốt cuối cơ thể.Tác hại của bệnh vi bào tử trùng trên tômhttps://bacsytom.com/wp-content/uploads/2018/03/benh-vi-bao-tu-trung-tren-tom-5-1-1024x768.jpgToàn thân tôm trắng đục khi bị nhiễm vi bào tử trùng– Tôm nhiễm vi bào tử trùng thường mềm vỏ, toàn thân bị trắng đục, tôm chậm lớn sẽ chết dần vì cơ quan gan tụy, dạ dày và cơ lưng bụng bị hư tổn nghiêm trọng làm suy giảm chức năng sinh lý bình thường của tôm.– EHP có thể được “ngụy trang” bằng sự hiểu lầm là tôm bị bệnh EMS/ AHPND vì tôm tăng trưởng chậm, sức khỏe kém và có thể dẫn đến chết sớm. Do vậy EHP là một bệnh rất nguy cấp và cần được nhanh chóng kiểm soát.Xem thêm bài viết>> Dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh Taura trên tôm thẻ chân trắng>> Các bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng và cách phòng trịBiện pháp khống chế bệnh vi bào tử trùng trên tôm+ Cho tôm giống bố mẹ không bị nhiễm EHP bằng cách đem phân tôm kiểm tra theo kỹ thuật PCR+ Lựa chọn tôm giống sạch, khỏe mạnh, không nhiễm bệnh, loại bỏ những con mang mầm bệnh trước khi thả giống. Tìm hiểu thêm bệnh phân trắng ở tôm sú+ Sử dụng men vi sinh để quản lý ao nuôi tốt và luôn ổn định, hạn chế sử dụng các loại kháng sinh và hóa chất độc hạihttps://bacsytom.com/wp-content/uploads/2018/03/Spore-Out-1-1.jpgMen vi sinh và các chế phẩm sinh học giúp tăng khoáng chất và men tiêu hóa có lợi cho tôm+ Lựa chọn và sử dụng những loại thức ăn chất lượng, không nhiễm nấm đông thời bổ sung thêm Vitamin C, khoáng chất và men tiêu hóa có lợi vào khẩu phần ăn hàng ngày của tôm+ Khử trùng ao trước khi thả nuôi bằng cách: sên vét đáy ao, phơi nắng đáy ao, sát trùng đáy ao, có thể sử dụng men vi sinh để xử lý đất đáy ao để cải thiện hệ vi sinh vật có lợi trong đất nền đáy nhằm giảm sự phát triển của vi sinh vật kỵ khí và ký sinh trùng có hại.+ Khi tôm bị nhiễm bệnh trước phải dùng thuốc diệt khuẩn trước khi xả ra ngoài để hạn chế sự lây nhiễm.Bacsytom.com khuyến cáo bà con nên áp dụng nuôi tôm an toàn sinh học, sử dụng men vi sinh trong vụ nuôi để ức chế sự phát triển của bệnh vi bào tử trùng trên tôm. Mọi thông tin cần tư vấn thêm xin vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo đường dây nóng 19002620 để được tư vấn từ các chuyên gia nhé !Nguồn: https://bacsytom.com/benh-vi-bao-tu-trung-tren-tom.html
trang: [1]
Phiên bản đầy đủ: Tổng quan về bệnh vi bào tử trùng trên tôm